Chi tiết sản phẩm
Chúng ta hay thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học ở phương Tây, các tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mặc áo thụng khá màu mè. Tôi vẫn hay thắc mắc là tại sao họ có nhiều kiểu áo khác nhau, mũ khác nhau, và cái hood (giống như cái túi càn khôn) cũng khác nhau.
Tôi thử tìm hiểu thì thấy tất cả các trang phục này có truyền thống rất thú vị …
Nói ngắn gọn, tất cả các bộ áo thụng ở Úc đều xuất phát từ truyền thống của hai đại học Oxford và Cambridge bên Anh. Ngay cả bên Mĩ nhiều trường cũng xuất phát từ truyền thống của 2 trường này. Tại sao các tân sinh lại mặc áo thụng rất nặng nề, rất dầy, và rất thiếu tự nhiên như thế. Hoá ra, loại trang phục này có lịch sử từ thế kỉ 12 và có nguồn gốc từ giới thầy tu đạo Công giáo La Mã. Dĩ nhiên, thời đó thì chỉ có nhà thờ mới có quyền mở đại học, và giảng sư cũng là các thầy tu, giám mục, v.v. Năm 1321 thì trang phục mà chúng ta mặc ngày nay trở thành chính thống cho giới khoa bảng.
Một số hood có bộ lông. Người đeo hood có bộ lông là cấp cử nhân; cấp cao hơn cử nhân không có bộ lông.
Tại sao có bộ lông (fur) trên nón hoặc hood? Hoá ra, truyền thống này rất nực cười, thời đó các giáo sĩ cao cấp thường được ngồi ở những vị trí tốt nhất, gần lò sưởi, nên họ không cần fur, còn các tu sĩ cấp thấp vì ngồi xa lò sưởi nên phải cần có bộ lông! Đó chính là lí do tại sao sinh viên bậc cử nhân thì hood có bộ lông, còn cấp cao hơn cử nhân thì không có bộ lông! Sau này, người ta thay đổi bộ lông bằng cái viền reng và hình dạng của nón.
Hiện nay, trên thế giới các trường học thường tự thiết kế và áp dụng các hình thức nghi lễ, bộ lễ phục tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, mầm non mang màu sắc đặc trưng của trường, phù hợp với người mặc nhưng vẫn tuân thủ theo một vài quy chuẩn chung.
Ví dụ như màu áo dành cho sinh viên tốt nghiệp của mỗi trường/ngành phải phù hợp và đáp ứng mọi tiêu chí về giới tính, độ tuổi, văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương.
Về kiểu dáng lễ phục cần thống nhất: thụng, dài, che toàn thân, dễ mặc, phù hợp với kích cỡ người mặc, phù hợp với truyền thống.
Mỗi cái áo, nón, trượng... đều có ý nghĩa và có luật quy định.
Chẳng hạn như cái áo choàng (gown) là biểu tượng của dân chủ trong học thuật, nhưng độ dài và màu sắc lại khác biệt giữa các ngành học. Cái nón trong khoa bảng thường có hình vuông, tượng trưng cho sách vở, cho thành tựu trong sự học.
Sau này, vài đại học có loại nón tròn, thường dành cho tiến sĩ. Cái vòng xích choàng qua cổ đó gọi là "collar", xưa (thế kỷ 15) thường làm bằng vàng khối, nó là biểu tượng cho chức vụ cao nhất.
Áo tốt nghiệp đại học, lễ phục cử nhân, áo và nón tốt nghiệp, may áo, nón cử nhân, may lễ phục cử nhân, xưởng may lễ phục tốt nghiệp Sài Gòn, xưởng may áo và nón cử nhân Hồ Chí Minh, may và cho thuê áo tốt nghiệp mầm non, tiểu học, THCS, THPT, lễ phục cử nhân, cho thuê áo tiến sĩ , cho thuê lễ phục nhận bằng tiến sĩ, cung cấp áo, nón tốt nghiệp, cung cấp lễ phục tốt nghiệp,
CÔNG TY TNHH SX TM DV LASFA
ĐC: 74-76 Ba Vân, P14, Q.Tân Bình, HCM
Hotline: 0985 411 014 – 0902 405 605
www.dongphucvaithun.com.vn
www.dongphucvaithun.com
www.lasfa.vn